Skip to main content

Cà phê Sài Gòn: Gói trọn Sài Thành bên ly cà phê từ phin đến vợt

Cà phê Sài Gòn: Thưởng thức cà phê luôn là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân Sài Gòn. Nhắc tới Sài Gòn là nhắc tới tứ xứ hội tụ, không biết có phải vậy không mà ngay cả những cốc cà phê cũng ảnh hưởng từ chính phong cách con người nơi đây: mang tính đa dạng, dân dã của mình vào từng ly cà phê thưởng thức hàng ngày.

Và giờ, chúng ta cùng thử khám phá những câu chuyện xung quanh người Sài Gòn bắt đầu từ những ly cà phê phin đến vợt.

Văn hoá Sài Gòn trong tách cà phê phin


Cà phê phin với những giọt cà phê chầm chậm rơi như đồng hồ cát chảy xuống đáy cốc là hình ảnh không còn xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn, ta bỗng ồ à nhận ra mỗi vùng miền khác nhau lại có cách pha chế, phục vụ cà phê hoàn toàn riêng biệt. Tất nhiên, Sài Gòn cũng không hề ngoại lệ.


Phin cà phê được bày tại cửa sổ một quán cà phê cũ Sài Gòn.

Vậy ly cà phê phin Sài Gòn có gì đặc biệt?



Cà phê phin Sài Gòn luôn đi kèm một ấm trà đá bên cạnh.

Riêng cà phê Sài Gòn, chỉ cần bạn gọi "Chú ơi con cốc cà phê!" là chủ quán sẽ tự nhiên phục vụ cà phê đen với một bát rất nhiều đá bên cạnh. Đó là cà phê phin Sài Gòn.
Ở Sài Gòn luôn được phục vụ với cốc cao: tỉ lệ 1/3 là cà phê và 2/3 còn lại sẽ là đá (Nếu gọi cà phê sữa đá). Lý do đơn giản chỉ là Sài Gòn nắng nóng quanh năm nên cà phê trở thành một món nước uống "Giải khát" theo đúng nghĩa đen. Người Sài Gòn hảo ngọt nên cà phê đen luôn được bỏ thêm đường, cà phê sữa cũng được cho rất nhiều sữa. Ngoài ra, ngồi cà phê Sài Gòn luôn được tặng thêm ấm trà đá bên cạnh như điều vốn dĩ, nhưng ở Hà Nội để có được một cốc trà đá hoặc nước lọc, người uống bắt buộc phải gọi thêm.
Những ly cà phê phin Sài Gòn dù là cà phê phin mang âm hưởng chậm rãi nhưng trong đó vẫn mang phong cách phục vụ hết sức nhanh và người uống cũng rất nhanh, đặc sệt chất Sài Gòn.

Thức uống quá vãng Sài Gòn xưa: Cà phê Vợt



Cô Sương – Chủ quán cà phê Cheo Leo đang đổ cà phê từ siêu đất ra ấm sắt tây

Hơn 80 năm về trước, không phải cà phê phin thống trị Sài Gòn như bây giờ mà là cà phê vợt. Có thể nói cà phê vợt chính là sự giao thoa giữa văn hoá Trung Hoa và văn hoá Sài Gòn, bắt nguồn từ những người dân lao động gốc Hoa quận 5 rồi lan toả khắp Sài Gòn. Cà phê vợt trước vốn chỉ dành cho người dân lao động, người bình dân thời xưa sẽ ngồi uống nhanh cốc cà phê vợt có mùi khen khét, nhạt nhoà và cà phê phin lúc đó chỉ dành cho giới ghiền cà phê thuộc tầng lớp trung lưu xưa. Ai mà có thời gian ngồi đợi từng giọt cà phê phin rơi xuống cốc cơ chứ? Nhưng sau, vì điều kiện kinh tế đi lên, dân Sài Gòn bắt đầu chuộng cà phê phin đậm đà hơn nên cà phê vợt thoái trào từ đó. Hiện tại, ở Sài Gòn giờ chỉ còn 2-3 quán cà phê vợt như để níu kéo, lưu giữ một góc Sài Gòn xưa.

Văn hóa thưởng thức cà phê phin Sài Gòn

Bạn có thể thưởng thức cà phê phin Sài Gòn như việc đang đi trên đường tạt vội vào một quán nước mua cốc cà phê, uống vội một hơi rồi đứng dậy đi làm tiếp, hội trẻ thì ưa ngồi vỉa tán dóc với bạn bè; các bác trung niên thì vẫn ưa thích nhấm nháp cốc cà phê phin, dăm ba điếu thuốc với ông bạn già ngồi nói chuyện hàng ngày, cập nhật tin tức báo ngay tại góc hẻm cà phê nhà mình…


Phút hiếm hoi người Sài Gòn trầm ngâm bên cạnh ly cà phê thường ngày.

Thế là cuộc sống của người Sài Gòn cứ xoay quanh cốc cà phê như vậy, rộn ràng không ngừng nghỉ như vậy đó. Người Sài Gòn rất tự hào và trân trọng về những cốc cà phê thưởng thức hàng ngày bởi nó còn là những kí ức xưa cũ, những giá trị sâu sắc cần được lưu giữ. Trong từng cốc cà phê dường như cũng là sự kết nối giữa người với người, những câu chuyện đời thường được chia sẻ, là sự gắn bó, một phong cách sống, một thú chơi và hay chăng một nốt lặng bình yên giữa vòng xoáy của cuộc sống Sài Gòn thị thành nhộn nhịp.


Sưu tầm

Comments

Popular posts from this blog

Latte art trên cà phê capuchino

Cà phê Capuchino là một món cafe truyền thống của người Ý. Thật khó để xác định khoảng thời gian chính xác Latte Art được phát minh và thậm chí do ai phát minh ra cũng không rõ. Những người đam mê cà phê cho rằng David Schomer là người đầu tiên định nghĩa nó ở giữa thập niên 80. Trong khi đó, tại Ý, người đàn ông mang tên Lugi Lupi cũng làm điều tương tự trong khoảng thời gian tương tự. Cà phê Capuchino là một món cafe truyền thống của người Ý Latte art là gì?  Một điều chắc chắn là nếu bạn muốn có một kỹ thuật vẽ latte art xuất sắc thì bạn phải luyện tập rất nhiều. Nó cũng giống như bạn tập viết vậy, khi mới cầm cây bút thì bạn chỉ viết được những đường cong xiêu vẹo, vụng về, nhưng dần dần qua thời gian bạn sẽ làm được điều bạn muốn. Thường thấy nhất là sữa full cream hoặc sữa thanh trùng, loại sữa mà chỉ có thời gian sử dụng trong 7 hoặc 10 ngày. Và bạn phải sử dụng sữa lạnh, nó cũng giúp bạn dễ tạo bọt. Để nạp không khí vào sữa, bạn chỉ cần đặt đầu vòi đánh hơi

Cách pha cà phê Drip – Thơm nhẹ nhàng quyến rũ

Pha cà phê kiểu Drip Coffee là một cách pha cà phê đơn giản, hiệu quả, được phương tây ưa chuộng. Drip Coffee sử dụng phương pháp nhỏ giọt bằng giấy lọc và một dụng cụ khá giống với phin cà phê của Việt Nam.  Cách pha cà phê Drip – Thơm nhẹ nhàng quyến rũ Các bước làm Drip coffee Bước 1 – Đun lượng nước sôi cần thiết – khoảng 400ml Bước 2 – Cân chính xác lượng cà phê bạn muốn dùng, khoảng 25-30g Bước 3 – Xay hạt cà phê – nên xay thô, kích cỡ như hột muối biển Bước 4 – Gấp miếng giấy lọc Bước 5 – Đặt giấy lọc vào phin Bước 6 – Rót một ít nước sôi vào để giấy thấm nước Bước 7 – Đổ cà phê vào phin rồi lắc nhẹ để bề mặt bằng phẳng Bước 8 – Bắt đầu từ giữa, đổ nước sôi nhẹ nhàng vào cà phê, theo vòng tròn từ trong ra ngoài, không đổ lên giấy lọc. Lượng nước sôi nên gấp hai lần lượng cà phê, ví dụ – nếu sử dụng 25g cà phê thì ta sẽ dùng 50g nước. Sau đó đợi 30 giây, bạn sẽ thấy cà phê nở ra Bước 9 – Khi cà phê nở xong, tiếp tục, rót nước sôi c